1. Vị trí con đường
Đường Phan Anh nằm trên địa bàn phường An Đông, có chiều dài 400 mét.
2. Lịch sử con đường
3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường
Phan Anh (1912 - 1990): Sinh ngày 01 tháng 3 năm 1912 tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Năm 1933 Phan Anh đỗ tú tài, rồi theo học ngành Luật tại Hà Nội, làm Chủ tịch Tổng Hội Sinh viên. Năm 1937 đậu cử nhân luật, năm sau sang Pháp trình luận án Tiến sĩ luật, nhưng Thế chiến bùng nổ không thể bảo vệ luận án, ông phải về nước hành nghề luật sư. Năm 1940 cùng Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiền thành lập báo Thanh Nghị. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), ông được mời giữ chức Bộ trưởng Bộ Thanh niên trong Chính phủ Trần Trọng Kim. Ông đã có sáng kiến thành lập tại Huế đoàn Thanh Niên Tiền tuyến (còn gọi là Thanh Niên Phan Anh). Sau cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc Hội khóa I (ngày 6/1/1946), chính phủ Liên hiệp ra đời, ông được giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Tháng 7/1946 ông làm Tổng Thư ký phái đoàn Chính phủ Việt Nam đi dự hội nghị Fontainebleau. Năm 1948 giữ chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế, đến năm 1954 là Bộ trưởng Bộ Công Thương. Tháng 7 năm 1954 là phái viên phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị Genève thương thuyết chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Sau năm 1954, ông lần lượt giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp (1955 - 1958), Bộ trưởng Bộ Ngoại thương (1958 - 1976), Phó Chủ tịch Quốc Hội khóa VII. Ông tham gia sáng lập Hội Luật gia Việt Nam, làm Chủ tịch Hội, Thường vụ Hội luật gia dân chủ quốc tế, Phó Chủ tịch Hội đồng Hòa Bình thế giới, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới của Việt nam. Từ năm 1988 là Phó Chủ tịch Ủy ban TWMTTQVN. Ông đã được Nhà Nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.