Nguyễn Duy Trinh
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:

1. Vị trí con đường

Đường Nguyễn Duy Trinh nằm trên địa bàn phường An Đông, có chiều dài 300 mét.

2. Lịch sử con đường

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Nguyễn Duy Trinh (1910-1985): Sinh ngày 15/7/1910  tại xã Nghi Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Từ năm 1925 tham gia phong trào học sinh yêu nước ở Vinh, sau đó gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng (1928). Ông vào hoạt động ở Sài Gòn, bị Pháp bắt rồi trục xuất về miền Trung. Năm 1930 vào Đảng Cộng sản Đông Dương, bị bắt, đày đi Côn đảo, Kon Tum. Khi Nhật đảo chính Pháp (09/3/1945) mới thoát khỏi nhà lao đế quốc. Ngày 20/8/1945 đoàn cán bộ TW gồm các đồng chí Tố Hữu, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Duy Trinh đến Huế tham gia chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền. Đoàn đã thống nhất với Thường vụ Việt Minh tỉnh về kế hoạch khởi nghĩa và thành lập Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên Huế. Trong cách mạng Tháng Tám, ông tham gia Thường vụ Xứ ủy Trung kỳ, Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính Trung bộ. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, được bầu vào Ban Chấp hành TW Đảng liên tục từ khóa II đến khóa VI, Ủy viên Ban Bí thư TW (1955) rồi Ủy viên Bộ Chính trị từ 1956 – 1980, đại biểu Quốc Hội từ khóa I đến khóa VII. Ông từng đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Phủ Thủ tướng (1958), Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà Nước (1959), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1965-1980), thành viên Ban nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội của TW (1982). Ông có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng và thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế của Đảng và Nhà nước, vào sự tiến triển của hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Các bài khác
    << < 1 2 > >>