-
Những cống hiến và công trạng của Quang Trung – Nguyễn Huệ trong lịch sử dân tộc
Trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, Phú Xuân - Huế - Thuận Hóa là vùng đất gắn liền với triều đại Tây Sơn, một vương triều đã làm nên những chiến công hiển hách vào cuối thế kỷ thứ XVIII, mà công lao vĩ đại trước hết thuộc về người Anh hùng dân tộc lỗi lạc Nguyễn Huệ - Quang Trung.
-
Kinh đô Huế - nơi quy tụ tài năng thợ thủ công cả nước
Để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng, triều đình thông qua Bộ Công, Bộ Binh và Bộ Lại, Bộ Hộ khảo sát, thống kê các địa chỉ, nguồn thợ mà các triều đại trước đây đã sử dụng, tất cả thợ có từ 20 năm trong nghề trở lên đều đưa vào sổ để theo dõi khi cần tra xét và điều động về kinh. Việc triệu tập thợ và tuyển mộ được triều đình triển khai bằng nhiều hình thức.
-
Ngự Hà và vai trò của nó trong hệ thống cấp thoát nước tự nhiên ở Nội thành
Mặc dù các tài liệu của triều Nguyễn mà hiện nay các nhà nghiên cứu có được để sử dụng không cho biết nhiều và rõ về hệ thống cấp thoát nước tự nhiên trong Kinh thành, nhưng khi xây dựng một công trình kiên trúc lớn như thế, chắc hẳn các tác giả của nó không thể không suy nghĩ kỹ đến vấn đề này. Địa bàn Thành Nội rộng đến 520 ha. Vũ lượng trung bình hàng năm ở vùng Huế thuộc vào mức cao nhất nước (2.995,5 mm). Lũ lụt lại thường xảy ra trên lưu bồn sông Hương, gây ngập úng cho toàn vùng nói chung và khu vực Thành Nội nói riêng. Do đó, thiết lập một hệ thống tiêu thông tho&aac
-
Lễ tế Giao - một lễ hội cung đình độc đáo của Huế
Khi vừa lên ngôi vua Gia Long cho lập đàn Nam Giao ở làng An Ninh để làm lễ tế trời hàng năm. Năm 1806 ông cho lập đàn khác ở vùng gò đồi Dương Xuân. Đó là đàn Nam Giao hiện nay. Đàn xây lộ thiên gồm 3 tầng chồng lên nhau, tượng trưng cho thuyết Tam tài: Thiên - Địa – Nhân. Mỗi tầng có một hình dạng, màu sắc riêng.
-
Lịch sử và Lễ tế Tổ nghề Kim hoàn Việt Nam
Qua bao nhiêu biến động thăng trầm của lịch sử, hàng trăm bảo vật của triều Nguyễn như: ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng… vẫn còn được bảo quản, gìn giữ khá nguyên vẹn tại các bảo tàng, di tích. Đây là những bảo vật vô giá của dân tộc Việt Nam, không những chứa đựng các giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật đặc sắc mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo, tinh tế của các bậc thầy nghệ nhân kim hoàn cung đình xưa. Nhưng ít ai biết đến khu lăng mộ tổ nghề kim hoàn đã được triều Nguyễn công nhận, ban sắc phong danh vị tọa lạc uy nghi trên đất phường Trường An, thành phố Huế.
-
Bình phong và non bộ trong kiến trúc cung đình Huế
Huế xưa nay vốn nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mang đậm tính chất phong thủy. Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế, bình phong và non bộ đương nhiên là những yếu tố không thể thiếu.
-
Doanh nghiệp Quốc phòng thời nhà Nguyễn
Từ những ngày đầu vào lập nghiệp ở Đàng Trong, các Chúa Nguyễn đã quan tâm đến hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế biển. Sự hình thành và phát triển rực rỡ của thương cảng Hội An là một minh chứng sinh động nhất về chính sách mở cửa, giao thương với bên ngoài. Các hoạt động vươn ra biển Đông khẳng định chủ quyền lãnh hải và khai thác biển đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được ghi chép tương đối đầy đủ, thống nhất trong các bộ sử ký của nhà Nguyễn cũng như trong các tài liệu của người nước ngoài.
-
Khu vườn của thế giới bên kia
Triều đại nhà Nguyễn có 13 đời vua nhưng do những lý do lịch sử khác nhau nên chỉ xây dựng được 7 khu lăng tẩm. Mỗi lăng rộng từ hàng chục đến hàng trăm ha, qui mô lớn nhỏ khác nhau, xây dựng, bố cục theo những kiểu dáng khác nhau nhưng vẫn có những đặc điểm chung thống nhất. Bao quanh lăng là một vòng la thành rộng lớn. Phía ngoài la thành ngày trước là vùng đất cấm. Bên trong la thành, xung quanh các công trình kiến trúc có đào hồ thả sen, ven hồ trồng đủ các loại cây thích hợp, có kiểu dáng đẹp. Các công trình kiến trúc ở mỗi lăng thường được bố trí từ ngoài vào trong theo thứ tự
-
Tấm lòng dân Huế với thất thủ Kinh đô
Ngày 11/5/1884 thực dân Pháp buộc triều đình Mãn Thanh ký điều ước Thiên Tân, cam kết rút quân ra khỏi Bắc Bộ. Được yên ổn về mặt Bắc, chúng quyết định lấn thêm môt bước trên con đường xâm chiếm lãnh thổ nước ta. Với lực lượng quân sự có trong tay, tướng Patenotre buộc triều dình Huế ký hòa ước 6/6 /1884 công nhận sự bảo hộ của chúng; ép triều đình phải để chúng đem quân vào đóng tại Mang Cá nhằm vô hiệu hóa các hoạt động của binh lính ta trong Kinh thành.
-
Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu Áo dài Huế
Ngày 7/3, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cho biết, được sự chấp thuận của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh với chủ đề “Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu Áo dài Huế”.