Phạm Đình Toái
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:

1. Vị trí con đường:
Thuộc khu vực Thủy Xuân - Phường Đúc (xã Thủy Xuân)
- Điểm đầu: Huyền Trân Công Chúa
- Điểm cuối: Đường vào nhà máy rượu
2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường
Phạm Đình Toái: tự Thiếu Du, hiệu Song Quỳnh, người xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồi trẻ nổi tiếng tài hoa hay chữ. Sau khi đậu cử nhân khoa Nhâm Dần (1842) ông ra làm quan, lần lượt trải qua nhiều chức vụ khác nhau dưới hai triều vua Thiệu Trị và Tự Đức rồi về hưu với hàm Hồng Lô tự khanh. Sau năm 1860 ông tiến hành sửa chữa tác phẩm Quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát thành Đại Nam Quốc sử diễn ca. Khảo đính xong ông đem sách đến giới thiệu cho người bạn đồng liêu là Đặng Huy Trứ, một nhà cải cách canh tân quê ở Thừa Thiên Huế. Đặng Huy Trứ đánh giá cao tác phẩm này và cho khắc in tại hiệu Trí Trung đường vào năm 1870.
Là một nhà nho có tinh thần yêu mếm ngôn ngữ văn học dân tộc, Phạm Đình Toái đã bỏ ra gần 10 năm tu sửa cuốn sử ca của Lê Ngô Cát, làm cho tác phẩm trở nên trang nhã, giản dị, gọn gàn, bóng bẩy và nhuần nhị hơn. Với 1027 câu thơ lục bát, Đại Nam Quốc sử diễn ca là cuốn diễn ca lịch sử không chỉ có giá trị cao về mặt văn học và sử học mà còn có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước chống xâm lược trong nhân dân. Ngoài ra ông còn có tác phẩm Quỳnh Lưu tiết phụ truyện, ca trù, thơ.
 

Văn phòng HĐND và UBND Thành phố
Các bài khác
    << < 1 2 > >>