Nam Giao
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:

1. Vị trí con đường

Đường Nam Giao nằm trên địa bàn phường Thủy Xuân, khởi đầu từ đường Tam Thai đến đường Minh Mạng, dài 350m. Độ rộng nền 5m, độ rộng mặt đường 5m.

2. Lịch sử con đường

3.  Địa danh  lịch sử gắn liền với con đường

Nam Giao: Di tích đàn tế trời và các vị thần linh của triều Nguyễn, được xây dựng một cách quy mô nhất trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam. Đàn có diện tích hơn 10ha được xây dựng vào năm Gia Long thứ 5 (1806) gồm các công trình kiến trúc chính: đàn tế, trai cung và các công trình phụ. Đàn tế gồm 3 tầng: Tầng trên (Viên đàn) hình tròn tượng trưng cho Trời, tầng thứ hai hình vuông (Phương đàn) tượng trưng cho đất, tầng thứ ba cũng làm hình vuông tượng trưng cho con người. Lễ tế giao được các  vua Nguyễn tổ chức hàng năm vào mùa Xuân. Từ năm 1890 trở đi, 3 năm tổ chức một lần. Tại Festival Huế 2004 lần đầu tiên sau hơn 60 năm, lễ hội Nam Giao đã được tổ chức lại thu hút sự chú ý của dư luận. Năm 1997 đàn Nam Giao đã được xếp hạng di tích quốc gia.
Trước năm 1975, ở Huế từng có 2 con đường mang tên Nam Giao. Đường Nam Giao cựu lộ tức đường Phan Bội Châu ngày nay và Nam Giao tân lộ tức đường Điện Biên Phủ hiện nay. Con đường nằm về phía tây nam đàn Nam Giao từ đường Tam Thai đến Minh Mạng được đề nghị đặt tên Nam Giao nhằm gắn tên đường với di tích và phục hồi một tên đường quen thuộc đã trở thành tên gọi truyền thống chỉ ở Huế mới có.

Các bài khác
    << < 1 2 > >>