Tây Sơn
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:

1. Vị trí con đường

Đường Tây Sơn nằm trên địa bàn phường Trường An, có chiều dài 300 mét.

2. Lịch sử con đường

3.  Địa danh  lịch sử gắn liền với con đường

 Tên Tây Sơn được dùng với nhiều nội dung và ý nghĩa khác nhau. Trước hết, đó là địa danh nằm ở phía tây tỉnh Bình Định, nơi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ (được gọi là Tây Sơn tam kiệt) dựng cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 1771, là tên để chỉ cuộc khởi nghĩa nói trên và vương triều thành lập sau này. Vào khoảng giữa thế kỷ XVII, ấp Tây Sơn được thành lập, là quê hương đầu tiên của ba anh em nhà Tây Sơn trên đất Đàng Trong. Đến thế kỷ thứ XVIII, đất Tây Sơn bao gồm Tây Sơn thượng đạo và Tây Sơn hạ đạo. Vùng Tây Sơn thượng đạo là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Từ căn cứ này, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã nhanh chóng phát triển sôi nổi rộng khắp từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài và liên tiếp giành được nhiều thắng lợi vẻ vang: lật đổ ách thống trị của hai chúa Trịnh, Nguyễn và vua Lê, thống nhất đất nước, bình Chiêm phá Thanh. Năm 1778 sau khi chinh phục họ Nguyễn, Nguyễn Nhạc lên làm vua, lập triều đại Tây Sơn. Nhà Tây Sơn trị vị đất nước được 24 năm gồm ba vua: Thái Đức đế Nguyễn Nhạc (1778 – 1793), Thái Tổ Vũ Hoàng đế Nguyễn Huệ - Quang Trung (1788 – 1792) và Cảnh Thịnh đế Nguyễn Quang Toản (1792 – 1802). Thuận Hóa – Phú Xuân là vùng đất gắn liền với những thành tựu to lớn của phong trào Tây Sơn, với tên tuổi và sự nghiệp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung. Đường Tây Sơn nằm gần khu vực có các dấu tích liên quan đến giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ thứ XVIII như phủ Dương Xuân, chùa Thiền Lâm, chùa Kim Tiên .v.v… sẽ giúp gợi nhớ triều đại Quang Trung huy hoàng.

Các bài khác
    << < 1 2 3 > >>