Mai Thúc Loan
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:

1. Vị trí con đường

Đường Mai Thúc Loan nằm trên địa bàn ba phường Thuận Thành, Thuận Lộc và Phú Hòa, ba phần đường thuộc khu vực Thành Nội, phần còn lại ở phía ngoài cửa Đông Ba, khởi đầu từ đường Đoàn Thị Điểm, chạy qua ngã tư các đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tôn, Ngô Đức Kế, Xuân Sáu Tám, Phan Đăng Lưu đến đường Huỳnh Thúc Kháng, dài 853m. Đường lưu thông hai chiều, cấm xe tải xe ca trên 30 chỗ, các loại ôtô khác và xe ba gác cấm qua cửa này vào giờ cao điểm.

2. Lịch sử con đường

Đường được hình thành vào đầu thế kỷ 19, cùng thời với việc xây dựng Kinh thành Huế. Từ 1955 trở về trước, thường gọi là đường Đông Ba (thời Pháp thuộc ở Huế có đường chính (Rue) Đông Ba, lại có cả đường bờ sông (Quai) lấy tên Đông Ba), trước xa nữa có tài liệu ghi là đường Dãy Trại (vì trước đây đường này có dãy nhà trại, làm nơi bố trí lưu trú cho quan viên mới vào Kinh nhận việc). Sau năm 1956, đặt lại tên mới là đường Mai Thúc Loan cho đến ngày nay.

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Mai Thúc Loan (? - Quý Hợi 723) Người anh hùng dân tộc chống ách đô hộ nhà Đường thế kỷ thứ VIII, quê ở xã Mai Phụ, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Thọ, nay là xã Thạch Bắc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Sau lên ngôi vua vì tướng mạo đen sạm nên đương thời nhân dân xưng tặng là Mai Hắc Đế. Năm Tân Hợi, 713, ông cùng con là Mai Thúc Huy, chiêu mộ dũng sĩ dấy binh khởi nghĩa, đánh đuổi quan quân nhà Đường, tự lập làm vua, đóng đô ở thành Vạn An, núi Vệ, huyện Nam Đàn. Ông là người đầu tiên biết liên kết với Chiêm Thành, Chân Lạp gây thân thế tạo lực lượng đồng minh chống ngoại xâm của dân tộc. Mai Thúc Loan cầm quyền trị nước được khoảng 10 năm thì nhà Đường lại cử đại binh sang chiếm nước ta. Năm Nhâm Tuất, 722, quân Đường với hơn 10 vạn, do tướng Dương Tư Húc cầm đầu tràn xuống đến Nghệ An. Sau nhiều trận đánh khốc liệt, cuối cùng Mai Thúc Loan yếu thế thua trận, nghĩa quân phải rút lên núi Hùng Sơn tiếp tục cuộc chiến đấu. Giữa cuộc chiến cam go, Mai Thúc Loan lại đột ngột bị bệnh rồi mất, vào năm 723, cuộc khởi nghĩa lui vào thất bại. Hiện ở vùng núi Vệ, vẫn còn di tích thành cổ Mai Hắc Đế; đền thờ ông cùng Mai Thúc Huy ở xã Hương Lãm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Các triều đại sau đều có truy phong, triều Nguyễn phối thờ ông ở Miếu Lịch Đợi Đế Vương. Trường THPT bán công Bùi Thị Xuân, Nhà lưu niệm thời niên thiếu Bác Hồ ở Huế, Cây Baobap do kỹ sư Nguyễn Hữu Đính gửi mua giống từ Châu Phi về trồng tại Huế sau 1945, dân gian thường gọi là cây gòn quá cỡ - đây là một loại cây cực kì quí hiếm đối với những quốc gia Châu á, Miếu Âm Hồn, ngôi nhà rường cổ của cụ Phó bảng Trần Đình Bá nằm trên đường này.

Các bài khác
    << < 1 2 > >>