1. Vị trí con đường
Đường Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên địa bàn phường An Tây, có chiều dài 1200 mét.
2. Lịch sử con đường
3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường
Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700): còn có tên Nguyễn Hữu Kính tên cũ là Nguyễn Hữu Thành, còn có tên Lễ, quê quán xã Chương tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình, con của Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật và bà Nguyễn Thị Thiện. Buổi đầu ông theo cha cầm quân, được chúa Nguyễn giao chức cai cơ. Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu cử làm thống binh. Năm 1968, ông làm thống suất kinh lược sứ, lấy đất Đông Phố lập phủ Gia Định, chia vạch ranh giới, lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên và phiên Trấn, chiêu mộ dân từ Bồ Chánh ( Bắc Quảng Bình ) trở về Nam đến ở, lập khẩn hoang, định tô thuế, lập sổ đinh. Năm 1699, vua Chân Lạp là Nặc Thu gây biến, quan dinh Trấn Biên báo về, chúa sai ông làm thống nhất đi đánh dẹp. Năm 1700, vừa đến nơi, ông bày trận, đắp luỹ hoa phong ở Huyện Bình Dương thuộc Gia Định, chia đường tiến đánh. Thua trận, Nặc Thu xin hàng; ông an ủi vỗ về, sai đến La Bích chiêu tập lưu dân an cư lập nghiệp. Xong việc, ông trở về thì nhuốm bệnh, mất ngày mồng 9 tháng 5 năm Canh Thìn (1700). Chúa Nguyễn Phúc Chu thương tiếc tặng Hiệp tán công thần, đặc tiến Chưởng dinh, tước Lễ Thành hầu (nay Lễ tài hầu). Ông là người có công khai phá miền nam cuối thế kỷ XVII được nhân dân sở tại ghi nhớ công ơn, lập đền miếu thờ phụng. Đền thờ Châu Phú, Bình Khánh cùng phần mộ ông ở xã Hiệp Hoà, Biên Hoà, Đồng Nai đã được lần lượt xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào các năm 1989 và 1991.