Nguyễn Hữu Thận
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:

1. Vị trí con đường

Đường Nguyễn Hữu Thận nẳm trên địa bàn phường An Tây, có chiều dài 169 mét.

2. Lịch sử con đường

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Nguyễn Hữu Thận (1757 – 1831): Ông tổ ngành lịch pháp, tự Chân Nguyên, hiệu Ý Trai, sinh vào tháng 4 năm 1757 tại làng Đại Hòa, tổng An Dã, huyện Hải Lăng, phủ Triệu Phong (nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Thân sinh là cụ Nguyễn Phú Điêu có sở thích nghiên cứu về lịch. Năm lên 8 tuổi ông đã được nghe cha giảng về lịch pháp và từ đó say mê về lịch và toán học. Tháng 6 năm 1786 Nguyễn Huệ giải phóng Phú Xuân, ông hăng hái đi theo phong trào Tây Sơn và được thăng đến chức hữu Thị lang bộ Hộ. Năm 1801 vương triều Nguyễn ra đời. Ông phục vụ cho triều đại mới, giữ chân Chế cáo ở Viện Hàn Lâm rồi làm Hữu tham tri bộ Lại, mấy tháng sau được triều đình cử làm Chánh sứ phái bộ sang Trung Quốc. Năm 1812 được cử làm phó quản lý Khâm Thiên giám sự vụ, ông đã tâu xin làm lịch Hiệp Kỷ thay cho lịch Vạn Toàn dùng đã lâu và có nhiều sai sót. Lịch Hiệp Kỷ được triều đình ban bố sử dụng vào năm 1813 có nhiều cải tiến lớn so với lịch dùng trước đó. Năm 1822 kiêm quản Khâm Thiên Giám. Năm 1828 ông xin về hưu trí và dành thời gian nghỉ hưu hoàn thành biên soạn công trình toán học “Ý trai toán pháp nhất đắc lục” gồm 8 quyển. Ông còn dịch cuốn “ Toán thiên tự lịch đại văn chú” của tác giả Trung Quốc Từ Côn Ngọc, biên tập bộ sách “Bách ty chức chế”, soạn sách dạy trẻ em học chữ Hán và bài “Lập phương pháp biện ngôn”. Nguyễn Hữu Thận mất ngày 12/8/1831. Ông là nhà soạn lịch, nhà thiên văn học và toán học nổi tiếng vào đầu thế kỷ thứ XIX, có công khai sinh bộ lịch Hiệp Kỷ được sử dụng đến năm 1945. Sử thần nhà Nguyễn cho ông là một nhà thiên văn không có ai sánh kịp.

Các bài khác
    << < 1 2 > >>