Vừa là cổng chính, vừa là bộ mặt Đại Nội, được xây dựng vào năm 1833 khi Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh lại kiến trúc trong Đại Nội. Ngọ Môn là một tổng thể kiến trúc đa dạng, phía trên lầu Ngũ Phụng với chức năng như một lễ đài, dùng để tổ chức một số lễ nghi trọng thể như duyệt binh, lễ xướng tên những người thi đổ tiến sĩ, lễ ban sóc hàng năm và đây cũng la nơi diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của Việt Nam vào ngày 30/8/1945.
Theo kinh dịch thì các thì các vị vua luôn quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ, cho nên ngay từ thời Gia Long (1802- 1819), khi xây dựng kinh đô Huế, các nhà kiếm rtúc đã cho hệ thống thành quách và cung điện vào thế toạ càn hướng tốn ( Tây Bắc - Đông Nam ) cũng có nghĩa la hướng Bắc - Nam, thuộc Ngọ trên trục Tý- Ngọ, do đó Minh Mạng đã đặt tên cho chiếc cổng mới xây ở chính giữa mặt trứơc hoàng thành là Ngọ Môn, thay cho tên cũ là Nam khuyết đài.
Hệ thống nền đài cao gần 5m, xây trên mặt bằng chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m và cánh 27,06m. Ở phần giữa của nền đài trổ ba lối đi. Ngọ Môn dành cho vua đi, Tả và Hữu Giáp Môn dành cho các quan văn võ theo hầu trong đoàn ngự đạo. Tả Hữu Dịch môn nằm ở hai cánh của nền đài, dành cho lính tráng và voi ngựa đi.
Hệ thống lầu ngũ phụng có hai tầng, lầu gồm chín bộ mái lợp ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly, lầu dựng trên cao 1,14m xây trên nề đài. Ở tằng trên, mái lầu chia ra thành 9 bộ khác nhau.
Tổng thể Ngọ Môn nhìn từ xa như một toà lâu đài đồ sộ nguy nga, nhưng khi tiếp cận, nó trở thành một kiến trúc xinh xắn, đáng yêu gần gủi với phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người xứ Huế.