Trong phạm vi hoàng cung triều Nguyễn, Điện THái Hoà là công trình kiến trúc quan trọng nhất xét về nhiều mặt: chức năng, vị trí, ý nghĩa lịch sữ, giá trị văn hoá nghệ thuật. Điện Thái Hoà là địa điểm sinh hoạt quan trọng nhất của triều đình nhà Nguyễn. Đây là nơi diễn ra các lễ đại triều hàng tháng ( vào ngày 1 và 15 âm lịch ), lễ Hưng Quốc Khánh Niệm...với sự tham gia của vua, hoàn thân quốc thích và các vị đại thần.
Về lịch sử xây dựng ngôi điện này, có thể chia làm ba thời kỳ chính, trong mỗi thời kỳ đều có một số thay đổi, cải tiến về kiến trúc trang trí...
Thời Gia Long Điện Thái Hoà được khởi công xây dựng vào 21/2/1805 và hoàng thành vào tháng 10/1805. Thời Minh Mạng, vào tháng giêng năm Quý Tỵ, tức tháng 3/1833, khi tái quy hoạch và hoàn chỉnh hệ thống kiến trúc cung đình Đại Nội, vua Minh Mạng đã cho dời điện Thaí Hoà hơi dé về phía Nam, đồ sộ và rộng lớn. Thời Khaỉ Định, năm 1923, vua Khải Định cho đại tu điện Thaí Hoà để chuẩn bị cho lễ Tứ tuần đại khánh tiết. Trong đợt tu sửa lớn này, có một số bộ phận kiến trúc ngôi điện này được thay đổi và làm mới.
Trên mái điện, người ta đắp nỗi 9 con rồng với một nghệ thuật cực kỳ tinh xảo. Cuối gian giữa của chính điện là ngai vàng được chạm khắc công phu, phía trên là bửu tán được tang trí cực kỳ lông lẫy. Tám mươi cây cột gỗ lim khá lớn đều vẽ hình rồng vờn mây, màu vàng son rực rỡ.
Qua kiến trúc và trang trí của Điện Thái Hoà, chúng ta thấy người xưa đã gửi gắm nhiều ý tứ sâu xa đượm màu sắc đạo lý truyền thống phương Đông. Bên cạnh ngôn ngữ kiến trúc mang tính triết học, toà cung điện này còn ghi lại nhiều ngôn ngữ văn học với 197 ô học khắc chạm và đúc nổi thơ chữ Hán, nói lên một trong những nét đặc sắc của văn hoá Phú Xuân đầu thế kỷ XIX.
Phía trước Điện Thái Hoà là sân Đại Triều, hồ Thái Dịch và cầu Trung Đạo. Sân Đaị triều chia làm ba tầng, là nơi dành cho các quan từ nhất phẩm đến cửu phẩm sắp hàng làm lễ, thứ tự các quan được đánh dấu bởi hai hàng phẩm sơn ( bia đá nhỏ ) dựng ở hai bên sân.
Điện Thái Hoà là một trong những toà cung điện tiêu biểu được xây dựng khá sớm ở Huế (1805), mang phong cách độc đáo của địa phương, cũng là cung điện rộng lớn, uy nghi, tráng lệ nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình còn lại ở Huế.