Một số quy định mới tháo gỡ một số vướng mắc, bất cập của công tác thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm
04/11/2023 3:55:21 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Ngày 30/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm và Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/01/2023 để thay thế Nghị định số 102/2017/NĐ-CP.
   Nghị định không chỉ xác định rõ phạm vi điều chỉnh với hoạt động đăng ký, các trường hợp đăng ký bảo đảm mà còn đảm bảo sự thống nhất về trình tự đăng ký biện pháp bảo đảm với Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành, một số điểm nổi bật như sau:
   Thực tế hiện nay, ngoài Bộ luật Dân sự 2015, việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với từng loại tài sản được ghi nhận tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về đất đai, hàng hải, hàng không dân dụng, chứng khoán. Tiếp nối tinh thần tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP, Nghị định 99/2022/NĐ-CP một lần nữa khẳng định là văn bản pháp luật thống nhất áp dụng cho việc đăng ký các biện pháp bảo đảm theo quy định của Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành có liên quan cũng như các trường hợp đăng ký theo thỏa thuận; bên cạnh đó còn đảm bảo việc áp dụng linh hoạt trong trường hợp có sự thay đổi trong quy định của luật khác có liên quan.
   Việc đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển hoặc đối với tàu bay, tàu biển phải đảm bảo nội dung được kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận, thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký, trừ trường hợp tài sản được quy định tại khoản 5 Điều 5, khoản 1, khoản 3 Điều 36 và Điều 37 Nghị định này
   So với quy định về các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP, Theo Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm đã thể hiện sự đồng bộ, thống nhất và bao quát hơn với các quy định của pháp luật chuyên ngành như luật Đất đai, luật Chứng khoán, luật Hàng hải, luật Hàng không dân dụng về đăng ký biện pháp bảo đảm và Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực
   Như vậy có thể thấy, Nghị định 99/2022/NĐ-CP đã có nhiều quy định mới tháo gỡ một số vướng mắc, bất cập của Nghị định 102/2017/NĐ-CP trong công tác thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm. Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong giao dịch, các bên liên quan; đồng thời triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 – 2026.
Phòng Tư pháp thành phố Huế