Tại hội nghị tập huấn công tác gia đình năm 2024 tại thành phố Huế
Không phải ngẫu nhiên mà các hệ giá trị trên hình thành tự phát, mà nó được tôi luyện trong môi trường dựng nước và giữ nước, là chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, tiếp đó là phát triển đất nước lớn mạnh, phồn vinh, đưa yếu tố con người thành trung tâm hưởng thụ và thực hiện.
Hệ giá trị văn hóa: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học.
Nghị quyết Hội nghị lần 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 03-NQ/TW) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã xác định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Trong đó, quan điểm văn hóa là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ, khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị và kinh tế.
Nghị quyết khẳng định: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương…”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước xác định mục tiêu chung Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Như vậy, tư duy lý luận về văn hóa của Đảng và nhà nước ra có sự phát triển, là nhân tố mang tính định hướng để xây dựng và phát triển văn hóa qua các thời kỳ. Trong giai đoạn hiện nay, văn hóa bên cạnh là nền tảng tinh thần, gắn với sự phát triển của con người, vì con người, văn hóa phải mang tính dân tộc, thể hiện tinh thần dân tộc, vừa phải thể hiện quan điểm dân chủ về văn hóa, người dân là trung tâm, là nhân tố tạo nên văn hóa, và, trong điều kiện và xu thế toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa ngoài đóng vai trò dẫn dắt còn thể hiện ở khía cạnh nhân văn, khoa học, con người vừa là yếu tố trung tâm tạo nên văn hóa, vừa chịu sự tác động của văn hóa nhưng không hẹp hòi trong phạm vi quốc gia, văn hóa phải hướng đến con người, vì mục tiêu con người trong đó có yếu tố quốc tế và phát triển văn hóa phải tương xứng với trình độ khoa học, phù hợp với mục tiêu chung của đất nước.
Đồng chí Phan Thanh Hải, Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh tập huấn Hệ giá trị văn hóa, gia đình Huế cho UBND các phường, xã thuộc Thành phố
Hệ giá trị gia đình: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.
Đại hội XIII của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nêu rõ, kiên định mục tiêu phát triển toàn diện, phát triển bền vững; bảo đảm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn chặt với thực hiện chính sách an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, phát triển con người; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Hệ thống chính sách xã hội năm 2030 hướng đến toàn dân, bao trùm và toàn diện; đáp ứng các nhu cầu an sinh xã hội và dịch vụ xã hội cho nhân dân, tạo cơ hội phát triển cho mọi người dân và “không để ai bị bỏ lại phía sau”; tạo nền tảng xây dựng xã hội tiến bộ, công bằng, bình đẳng, nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Để góp phần hiện thực hóa các mục tiêu trên, phát huy vai trò của gia đình, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần có các giải pháp đồng bộ.
Tại Đại hội XIII, xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ giá trị gia đình cũng như mối quan hệ đặc biệt của nó đối với việc xây dựng các hệ giá trị, xây dựng phát triển đất nước và con người Việt Nam thời đại mới, Đảng đã khẳng định: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”. Như vậy có nghĩa là muốn xây dựng con người Việt Nam hiện đại với những phẩm chất tốt đẹp, đáp ứng yêu cầu của thời đại, muốn chấn hưng văn hóa, tạo sức mạnh mềm phát triển đất nước và đặc biệt muốn thực hiện khát vọng của dân tộc: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh, hạnh phúc. Chúng ta phải tập trung xây dựng “hạt nhân”, “tế bào” của xã hội chính là gia đình.
Thực tế cũng đã chứng minh, ngày nay khi đất nước đã có được độc lập, tự do, mỗi “tế bào”, mỗi “hạt nhân” của xã hội là gia đình có ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh mới có thể làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc. Chính vì vậy, để hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường như trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra, phải chăng chúng ta phải tập trung xây dựng hệ giá trị gia đình, coi đây là việc làm hệ trọng, cấp bách đối với các cấp, các ngành, cũng như toàn xã hội.
Hệ giá trị con người Việt Nam: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo;
Truyền thống anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nhân dân ta được đúc kết và phát triển qua từng giai đoạn phát triển của đất nước. Từ thực tế dựng nước và giữ nước đã hình thành nên cốt cách người Việt: biết yêu quê hương, yêu Tổ quốc, có tinh thần đoàn kết trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều đó thể hiện qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ và bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước đã thống nhất, chúng ta phải bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, trong bất cứ hoàn cảnh và điều kiện nào, người Việt Nam luôn có lòng tự cường, nổ lực vươn lên trước mọi khó khăn, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, người Việt Nam có tư duy đổi mới, có lòng trung thực, nhân ái, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Hiện nay, tinh thần đó không chỉ thể hiện ở phạm vi yêu quê hương, dân dộc mà còn thể hiện ở khía cạnh một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, đóng góp vào sự tiến bộ của thế giới và hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc tế với tư cách là thành viên của nhiều tổ chức, nhiều diễn đàn uy tín trong khu vực và trên thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị con người Việt Nam có xu hướng quốc tế hóa, một mặt quảng bá hệ giá trị đặc sắc của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, mặc khác có sự tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới để làm phong phú hơn văn hóa, con người Việt, tiến tới hình thành sự chuẩn mực của người Việt.