1. Về dịch vụ- du lịch
Tiếp tục xác định phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành. Tập trung định hướng phát triển kinh tế ngành, lĩnh vực nhất là dịch vụ, du lịch, thương mại, tiếp tục cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam. Tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư các lĩnh vực tiềm năng trên địa bàn, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác đầu tư, kinh doanh cùng với các doanh nghiệp Tỉnh, Thành phố. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tập trung hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.Rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với lĩnh vực kinh doanh.
Quản lý và phát triển tuyến phố đêm Phạm Ngũ Lão- Chu văn An- Võ Thị ngày càng hoàn thiện, hấp dẫn cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Sớm hình thành tuyến đi bộ cầu Tràng Tiền, kết nối khu vực bờ Nam sông Hương với bờ Bắc sông Hương; kêu gọi đầu tư và xây dựng khu buôn bán hàng rong bạ.
Kêu gọi xã hội hóa tổ chức các chương trình nghệ thuật hàng tuần, các show biểu diễn văn hóa nghệ thuật, các loại hình vui chơi giải trí dân gian, hình thành phố ẩm thực đêm, các khu mua sắm phục vụ cho khách du lịch…
Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua việc xây dựng các trang thông tin điện tử, web về du lịch, bản đồ du lịch, cẩm nang du lịch, video clip về Huế, hội thi sản phẩm quà tặng lưu niệm Huế, tham gia hội chợ, triển lãm; tuyên truyền, vận động người dân Huế tham gia phát triển du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, các dịch vụ về đêm… Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi chèo kéo, cò mồi, chặt chém khách du lịch xây dựng hình ảnh về thành phố văn minh- thân thiện với khách du lịch …
2. Phát triển công nghiệp – TTCN, thương mại
Kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động tại Cụm công nghiệp An Hòa. Tiếp tục triển khai kế hoạch di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu dân cư.
Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực chợ, thương mại, thực hiện các biện pháp đồng bộ để bình ổn giá; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, giá cả trên địa bàn, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, các giải pháp để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế... Tập huấn kiến thức cho các cơ sở sản xuất kinh doanh TCMN và hàng lưu niệm, cải tiến mẫu mã sản phẩm và bao bì, nâng cao kỹ năng phục vụ….
3. Phát triển nông nghiệp
Chỉ đạo sản xuất các mùa vụ, thực hiện tốt kế hoạch chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, hiệu quả cao; theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, phát hiện sớm dịch bệnh để bao vây, dập dịch.
Đa dạng hóa nông nghiệp, xây dựng vùng sản xuất rau và gia vị sạch, phát triển các vườn cây ăn quả đặc sản, vùng trồng hoa... Tổ chức hướng dẫn người sản xuất trong nông nghiệp những quy định về an toàn thực phẩm; ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quy trình sản xuất, địa điểm giới thiệu, mua bán sản phẩm nông nghiệp sạch.
4. Về công tác điều hành ngân sách nhà nước
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác quản lý thu, nâng cao chất lượng quản lý thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kiểm soát thu kịp thời các khoản thu vảng lai theo quy định của pháp luật. Tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra. Tăng cường thu hồi nợ đọng thuế. Theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc khai nộp thuế điện tử, hoàn thuế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Quản lý, điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm, bảo đảm chi thường xuyên, thực hiện chính sách an sinh xã hội…