Tin video
Huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) đến học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác giảm nghèo bền vững tại thành phố Huế
11/07/2024 4:38:59 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Ngày 11/7/2024, đoàn công tác của UBND huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) do đồng chí Nguyễn Hùng Tân - Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng đoàn đã đến học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác giảm nghèo bền vững tại thành phố Huế. Đón tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Lê Thị Thanh Bình – UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Huế; đồng chí Trương Đình Hạnh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế; cùng Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Lãnh đạo huyện Tuy Phước - tỉnh Bình Định (bìa trái) tặng quà kỷ niệm cho thành phố Huế
 
Theo đó, thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước và trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là đô thị loại I, là Thành phố di sản văn hóa thế giới, trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc, là thành phố Festival của Việt Nam với diện tích 266,46 km2, dân số 496.743 người (số liệu niêm giám thống kê 2023) với 36 đơn vị hành chính cấp xã (29 phường, 7 xã), 362 thôn/tổ dân phố. Sau khi được điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 1264, thành phố Huế không chỉ có vùng đồng bằng mà hội đủ địa hình với đầm phá, biển và đồi núi nên định hướng khai thác “thế mạnh” này đang được Thành phố chú trọng nhằm tạo cảnh quan độc đáo, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng, trong đó lấy người dân là chủ thể, nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch, kinh tế và bảo vệ môi trường.
   Công tác giảm nghèo nói chung và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững luôn được Thành ủy, UBND thành phố Huế quan tâm và chỉ đạo sát sao, quyết liệt để triển khai thực hiện Chương trình. Hàng năm Thành phố đều ban hành các Kế hoạch triển khai và phân bổ chỉ tiêu giảm nghèo cụ thể cho từng xã, phường theo từng năm. Trên cơ sở đó, chính quyền các địa phương đã cụ thể hóa để thực hiện, trong đó tập trung công tác truyền thông về giảm nghèo; kịp thời triển khai các chính sách, chương trình giảm nghèo đến người dân, đặc biệt là người nghèo nhằm khuyến khích, động viên hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững. Thành phố cũng phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng mẫu phương án thoát nghèo, làm cơ sở để các địa phương rà soát, nắm lại thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo và đề xuất phương án giảm nghèo cụ thể cho hộ nghèo, từ đó huy động các nguồn lực giúp các hộ nghèo sớm thoát nghèo.
Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thành phố Huế triển khai xây dựng nhà ở cho hộ nghèo - Ảnh: Lễ khởi công "Mái ấm tình thương" tại phường Hương Sơ
 
   Giai đoạn 2021-2023, số hộ nghèo giảm của Thành phố luôn vượt chỉ tiêu cấp tỉnh giao. Đến cuối năm 2023, Thành phố đã đạt chỉ tiêu giảm nghèo đến cuối năm 2025 (0,65%) theo phương án phân bổ chỉ tiêu giảm nghèo của cấp tỉnh giao. Trong đó, năm 2022 số hộ nghèo của Thành phố giảm từ 2.083 hộ xuống còn 1.392 hộ, đạt trên 208% kế hoạch của cấp tỉnh giao (691/331 hộ); năm 2023 số hộ nghèo của Thành phố giảm từ 1.392 hộ xuống còn 859 hộ, đạt trên 394% kế hoạch của cấp tỉnh giao (533/135 hộ).
   Giai đoạn 2021-2024 Thành phố giải quyết việc làm cho 2.581 lượt người nghèo, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho 29 trường hợp (9 lao động thuộc nghèo, 20 lao động thuộc hộ cận nghèo). Giai đoạn 2022-2023, Ủy ban MTTQVN Thành phố triển khai hỗ trợ 1,21 tỷ đồng kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà cho 95 hộ nghèo thoát nghèo cuối năm 2023.
Toàn Thành phố hiện có 03 phường không có hộ nghèo (Vĩnh Ninh nhiều năm liền, Phú Nhuận là năm thứ 2, Phú Hội là năm đầu tiên); 01 phường không có hộ nghèo và hộ cận nghèo (Phú Nhuận). Năm 2024 tổng kinh phí cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là 1.728 người thuộc hộ nghèo với tổng kinh phí gần 5,2 tỷ đồng.
   Thực hiện chủ trương cho phép điều chuyển kinh phí các dự án, tiểu dự án theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, thành phố Huế đã báo cáo, đề xuất cấp tỉnh thu hồi hơn 16/26 tỷ đồng thuộc các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để phân bổ cho các đơn vị khác có nhu cầu kịp thời triển khai giai ngân kinh phí.
   Song song với đó, công tác trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ phương tiện nghe nhìn, hỗ trợ lắp đặt hệ thống xử lý nước sạch được thành phố Huế thực hiện đủ, đúng quy định và quan tâm triển khai. Bên cạnh các hoạt động nêu trên, nhiều địa phương đã chủ động vận động, tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm hỗ trợ sinh kế (xe nước mía, phương tiện phát triển sản xuất) cho người nghèo có cơ hội tăng thu nhập, cải thiện đời sống sinh hoạt, học tập của con em họ.
Quang cảnh buổi làm việc
 
   Thay mặt lãnh đạo thành phố Huế, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế Trương Đình Hạnh đã trao đổi thêm một số nội dung liên quan đến thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện như: Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, vận động, giải thích và phải thực hiện thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình thức để cán bộ, Đảng viên, cán bộ cơ sở nắm chắc chủ trương, chính sách và vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia thực hiện, từng bước nâng cao ý thức, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát, phân loại, lập danh sách hộ nghèo để quản lý, lập kế hoạch giảm nghèo theo địa chỉ và nguyên nhân nghèo, khả năng, điều kiện thoát nghèo của từng hộ trên địa bàn (thôn, tổ dân phố); đồng thời thực hiện công khai danh sách hộ nghèo và các chế độ, chính sách giảm nghèo để Mặt trận, đoàn thể cùng tham gia giám sát, phản biện. Xuất phát từ nhu cầu chính đáng của người nghèo để xây dựng, ban hành chính sách giảm nghèo phù hợp, tác động trực tiếp đến người nghèo; Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo phù hợp với đặc điểm của địa phương là cơ sở trong việc triển khai thực hiện các chính sách, dự án đối với hộ nghèo, người nghèo. Phải phối hợp, lồng ghép Chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững với các Chương trình, phong trào thi đua khác như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”… bởi lẽ mục tiêu cuối cùng của các Chương trình này là hướng đến người dân, trong đó có hộ nghèo, hộ cận nghèo để góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn Thành phố. Lồng ghép hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững để huy động tối đa các nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tạo việc làm, thu nhập cho người nghèo.
   Lãnh đạo UBND huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) bày tỏ sự cám ơn sâu sắc đến lãnh đạo thành phố Huế đã thẳng thắn chia sẻ, trao đổi. Đây là những kinh nghiệm quan trọng để huyện Tuy Phước triển khai công tác giảm nghèo bền vững một cách hiệu quả hơn.
Thái Hùng (Văn phòng HĐND – UBND thành phố Huế)
Các bài khác
    << < 1 2 3 4 5 > >>